Welcome To CTN 10.1
Welcome To CTN 10.1
Welcome To CTN 10.1
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Welcome To CTN 10.1

CAO ĐẲNG KINH TẾ CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
 
Trang ChínhGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhậpádasda

 

 Rối Nước Hông Phong-Truyền Thống Đất Việt

Go down 
Tác giảThông điệp
Batuan277




Tổng số bài gửi : 18
Join date : 28/10/2010
Age : 31
Đến từ : Hồng Phong-Ninh Giang-Hải Dương

Rối Nước Hông Phong-Truyền Thống Đất Việt Empty
Bài gửiTiêu đề: Rối Nước Hông Phong-Truyền Thống Đất Việt   Rối Nước Hông Phong-Truyền Thống Đất Việt I_icon_minitimeFri Dec 10, 2010 10:00 am

Những khúc phận quanh co, chìm nổi của môn nghệ thuật dân gian này khiến cả các cụ cao tuổi nhất làng Hồng Phong cũng không còn nhớ nổi ông tổ nghệ thuật rối nước của phường là ai.

Ghé thăm phường rối nước Hồng Phong (xã Hồng Phong, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương) một sớm mùa hạ. Trải qua bao đổi thay của lịch sử, Hồng Phong vẫn giữ vẻ đẹp nguyên sơ thanh bình vốn có.

Những thăng trầm nghề rối

Con đường liên xã nối vào làng Bồ Dương, phường Hồng Phong thường xuyên nhộn nhịp bởi những màn biểu diễn phục vụ du khách nước ngoài. Bên ven đường cạnh thuỷ đình (ao múa rối), hàng trăm du khách chăm chú theo dõi những chú rối biểu diễn tích trò "Chống lấy cắp tượng phật". Dưới bàn tay của nghệ nhân, những con rối vốn vô tri vô giác trở nên sống động, thấm đẫm tâm hồn và hơi thở cuộc sống.

Nghệ nhân Phạm văn Phóng, người có thâm niên lâu năm trong nghề rối nước, năm nay đã 74 tuổi nhưng vẫn giữ được sự nhanh nhẹn, linh hoạt và khéo léo, đúng chất một nghệ nhân. Theo lời ông Phóng, những khúc phận quanh co, chìm nổi của môn nghệ thuật dân gian này khiến cả các cụ cao tuổi nhất trong làng cũng không còn nhớ nổi ông tổ nghệ thuật rối nước của phường là ai, cũng chẳng ai biết rối nước có mặt ở đây từ khi nào. Căn cứ vào hình ảnh chú Tễu vật nhau, chú Tễu giáo đầu... chạm trổ trên hoa văn tinh xảo ở đình làng, người ta chỉ có thể đoán rối nước có ở nơi đây từ trước thế kỷ 17. Tồn tại hơn 300 năm, đến đời ông Phóng cũng đã là đời thứ 6.

Theo lời ông Phóng, rối nước Hồng phong từng là tiết mục “đinh” trong các lễ hội, với những tích trò độc đáo, đặc trưng ít phường rối nước nào có được . Vào những thời điểm thăng trầm của lịch sử, rối nước Hồng Phong đã có lúc tưởng chừng không thể trụ được. Dưới làn bom đạn, cơ sở vật chất bị thất lạc, hư hỏng nhiều. Dù vậy, nhiều thế hệ phường Hồng Phong vẫn gắng công gìn giữ từng chú tễu, với hy vọng niềm tự hào của làng được khôi phục và thịnh hành.

Theo thống kê, phường rối nước Hồng phong giờ chỉ còn lại 21 nghệ nhân. Có một thời, rối nước Hồng Phong gần như "chết " do kinh phí biểu diễn quá cao, trong khi thu nhập người dân quá thấp. Mỗi đêm diễn, trừ chi phí, các nghệ nhân cũng chỉ còn lại số tiền vừa đủ mua miếng bánh cho con cháu. Vì điều này, nhiều nghệ nhân đã chọn cách rời xa rối nước, dù trong lòng họ, niềm say mê rối chưa bao giờ phai nhạt.

Cũng có những người quyết tâm giữ lại cái nghề gia truyền, dù biết rằng ước mơ không dễ thực hiện. Con trai ông Phóng, anh Phạm Văn Khoáng năm nay cũng ngoài 40 tuổi, tâm sự: "Rối nước do tổ tiên để lại nên dù khó khăn thế nào, chúng tôi cũng phải có nghĩa vụ gìn giữ và phát triển”. Bản thân anh từng phải đấu tranh với chính mình trước cơn sốt của "cơm áo gạo tiền, nhưng vì rối nước đã ăn sâu vào máu thịt, nên anh Khoáng quyết bám trụ với nghề.

Giữ gìn và khởi sắc từ rối

Để có các tích trò thu hút du khách trong và ngoài nước, các nghệ nhân rối nước Hồng Phong tốn rất nhiều thời gian và tâm huyết tạo vẻ đẹp hình thức cho con rối, và thường xuyên sáng tạo đổi mới các tích trò. Công đoạn biểu diễn đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại: chuẩn bị thủy đình, đóng cọc, dẫn dây, tác tạo con rối cho phù hợp với tích trò… Tuy không quá phức tạp, nhưng công việc đòi hỏi sự khéo léo và khiếu thẩm mỹ cao.

Các con rối Hồng Phong do được hưởng kỹ thuật điêu luyện của làng mộc Cúc Bồ nên rất tinh xảo. Rối được làm bằng gỗ sung, loại gỗ nhẹ, nổi trên mặt nước, không bị mọt, không dập, không vỡ, dễ đẽo gọt. Đầu tiên, gỗ sung được chọn phù hợp, sau đó cắt dời thành nhiều khúc phù hợp với kích cỡ con rối, đẽo vỏ phơi khô. Tiếp đ ến, tạo dáng rối bằng dụng cụ đục, tỉa, dùi, cuối cùng mới hoàn chỉnh khâu tạo hình, lắp chân, tay, máy điều khiển, sơn hoàn thiện.

Trước kia, rối Hồng Phong chỉ sử dụng kỹ thuật điều khiển rối bằng máy dây. Sau đó nhiều năm, phường mới sử dụng máy sào hoặc kết hợp cả máy dây và máy sào. Không chỉ thế, Hồng Phong liên tục sáng tạo và cập nhật những tích trò mới.

Nhiều năm trước, rối nước Hồng Phong thường chỉ biểu diễn phục vụ người dân địa phương trong lễ hội, lễ tết... Những năm gần đây, nơi đây trở thành tâm điểm của nghệ thuật rối nước dân gian. Năm 1994, phường rối nước Hồng Phong tạo tiếng vang lớn khi giành 1 huy chương vàng, 2 huy chương bạc Liên hoan múa rối nước toàn quốc tại Hà Nội.

https://www.youtube.com/watch?v=bOsXhWpMcqA&feature=player_detailpage#t=89s
Về Đầu Trang Go down
 
Rối Nước Hông Phong-Truyền Thống Đất Việt
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Teen Thái Bình Thật Sự Có Thất Sự Mang Trong Mình " Bản Lĩnh, Phong Cách, Cá Tình" !
» TOP HIT-V.A - Viet Rap Greatest Hits (12/2010)
» Việt Nam trong 10 điểm đến an toàn nhất khu vực
» Việt Nam tiếp tục dẫn đầu về lạc quan tăng trưởng kinh tế
» TỔNG HỢP TOMBOY PHONG CÁCH

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Welcome To CTN 10.1 :: Việt Nam Đất & Người :: Chuyên Mục Địa Phương - Đồng Chí-
Chuyển đến